Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
230619

Hội làng văn hoá đầu xuân ở xã Minh Tâm

Đăng lúc: 31/01/2023 (GMT+7)
100%

LỄ HỘI LÀNG VĂN HOÁ - MỘT MÔ HÌNH CẦN ĐƯỢC NHÂN RỘNG

Hoà cùng không khí lễ hội tưng bừng khắp nơi, sau 3 năm dịch bệnh Covid - 19 việc tổ chức hội làng văn hoá ở xã Minh Tâm lại được khôi phục.

Trước năm 2019, cả 3/3 làng của xã Thiệu Minh cũ (huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) đều tổ chức Hội làng văn hoá vào dịp đầu xuân. 3 làng thống nhất với nhau, mỗi làng tổ chức vào một ngày riêng biệt để khỏi trùng lắp, con em nhân dân đến dự được tập trung và đông đảo hơn. Làng Đồng Bào tổ chức vào ngày Mùng 6 Tết, làng Đồng Chí tổ chức vào ngày Mùng 8 Tết, làng Đồng Minh tổ chức vào ngày Mùng 10 Tết.

Trước đây, các làng ở Thiệu Minh cũ đều có tổ chức các Hội làng truyền thống, như các cụ cao niên kể lại, các làng đều tổ chức rước Thành hoàng làng từ đình, nghè ra nơi tế lễ, sau khi lễ hội kết thúc lại rước Thành Hoàng về. Khi tổ chức các trò chơi thì kết chạ, mời các làng lân cận để thi các trò chơi, trò diễn. Làng Ngò (làng Đồng Chí ngày nay) còn nổi tiếng với trò chơi Pháo trong hội làng (pháo Ngò, trò Chuộc). Tuy nhiên qua chiến tranh, qua năm tháng các lễ hội truyền thống đều đã bị thất truyền. Ngày nay các làng khôi phục lại hội làng nhưng trên danh nghĩa và tinh thần của hội làng văn hoá.

Hội làng văn hoá được chia làm hai phần: phần Lễ ngoài nhân dân trong làng còn mời đông đủ đại biểu các cấp đến dự; tóm tắt báo cáo hoạt động của làng trong những năm qua; công bố các danh hiệu, các phần thưởng của cấp trên đối với làng (nếu có). Phần hội thường được tổ chức một đêm văn nghệ quần chúng (trước ngày tổ chức lễ hoặc tối cùng ngày tổ chức lễ); tổ chức thi đấu thể thao như bóng chuyền, bóng đá; các trò chơi trò diễn như kéo co, bắt chạch trong chum, bịt mắt bắt vịt, nhảy bao bố, bịt mắt đập lợn nhựa v.v...

Năm nay, Hội làng văn hoá được khôi phục, làng Đồng Chí tổ chức vào ngày Mùng 4, 5 Tết, làng Đồng Thanh tổ chức vào ngày Mùng 5, 6 Tết, làng Đồng Minh tổ chức vào ngày Mùng 6, 7 Tết. Sau 3 năm bị trì hoãn do dịch bệnh covid – 19, hội làng có nhiều nội dung hơn, cả 3 làng Đồng Chí, Đồng Minh, Đồng Thanh đều gắn với công bố Quyết định và trao phần thưởng thôn đạt Nông thôn mới Kiểu mẫu, thôn Đồng Chí thêm nội dung ra mắt cuốn Lịch sử làng giai đoạn 1925 - 2020. Qua thời gian bị trì hoãn và niềm vui thôn kiểu mẫu, năm nay hội làng như vui hơn, đông đủ hơn. Con em trong làng, con em xa quê, các hội đồng hương đều về dự. Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện, các đồng chí trong ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảng bộ xã, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ, các đoàn thể, cán bộ công chức, bí thư, trưởng thôn, hiệu trưởng các nhà trường, trạm trưởng y tế đều về dự đầy đủ ở các thôn.

Tại buổi lễ, đại diện ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện công bố Quyết định công nhận các thôn đạt Nông thôn mới kiểu mẫu, lãnh đạo địa phương phát biểu ý kiến ghi nhận thành tích và chỉ đạo định hướng việc xây dựng nông thôn mới cho các thôn trong những năm tới, đồng thời đại diện Ban Chỉ đạo huyện, Ban Chỉ đạo xã tặng lẵng hoa và quà 300 triệu cho mỗi thôn (bao gồm tỉnh 100 triệu, huyện 100 triệu, xã 100 triệu).

Nắm bắt tư tưởng của nhân dân sau lễ hội, tất cả đều vui vẻ, phấn khởi, mong muốn hội làng nên được tổ chức thường xuyên; tính đoàn kết cộng đồng được nâng lên; một số nét văn hoá truyền thống bắt đầu được khôi phục và tái hiện (như phần chúc văn tế thành hoàng làng); có nhiều xóm, nhiều người trước đây còn e dè, chưa dám tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ thì nay tổ chức hội làng đều hăng hái, nhiệt tình tham gia. Ngoài việc trực tiếp tham gia và cổ vũ cho các nội dung trong hội làng, bà con nhân dân, con em xa quê cũng hăng hái đóng góp vật chất cho lễ hội, người nhiều thì vài trăm nghìn, người ít thì vài chục. Tổng kết hội làng xuân Quý Mão – 2023 ở các làng (thôn) trong xã, các thôn đều thu được khoản đóng góp vượt với việc chi cho hội làng.

Như vậy, việc tổ chức Hội làng văn hoá đầu xuân vừa là hoạt động thiết yếu để nhìn lại mọi hoạt động của làng trong năm qua, định hướng công việc của làng trong năm tới; vừa bảo tồn phát huy và dần khôi phục được các giá trị văn hoá đã bị thất truyền, là nơi để nhân dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hoá; đặc biệt là phát huy được tính tự hào, tự tôn, tính cố kết cộng đồng cùng nhau đoàn kết xây dựng làng xóm, quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.

Thiết nghĩ Hội làng văn hoá đầu xuân ở các thôn làng nên được nhân rộng và phát huy.

Trần Cảnh

Một số hình ảnh về hoạt động lễ hội ở Minh Tâm

z4071022162448_7defcff8f9769afdf3cc68566e154d98.jpg


z4071062696391_2594b58433117bb78827e02b08003388.jpg


z4071065511959_78f76851322daf441e796e0d6b8108e5.jpg


z4072360888660_867794a6e592aacfd3031106f2e473c4.jpg


z4072360897678_e141a30d41629df6aafdbd397215d39c.jpg


z4072324308403_3d41f8a6e629ab6697ede2d924b87589.jpg

Hội làng văn hoá đầu xuân ở xã Minh Tâm

Đăng lúc: 31/01/2023 (GMT+7)
100%

LỄ HỘI LÀNG VĂN HOÁ - MỘT MÔ HÌNH CẦN ĐƯỢC NHÂN RỘNG

Hoà cùng không khí lễ hội tưng bừng khắp nơi, sau 3 năm dịch bệnh Covid - 19 việc tổ chức hội làng văn hoá ở xã Minh Tâm lại được khôi phục.

Trước năm 2019, cả 3/3 làng của xã Thiệu Minh cũ (huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) đều tổ chức Hội làng văn hoá vào dịp đầu xuân. 3 làng thống nhất với nhau, mỗi làng tổ chức vào một ngày riêng biệt để khỏi trùng lắp, con em nhân dân đến dự được tập trung và đông đảo hơn. Làng Đồng Bào tổ chức vào ngày Mùng 6 Tết, làng Đồng Chí tổ chức vào ngày Mùng 8 Tết, làng Đồng Minh tổ chức vào ngày Mùng 10 Tết.

Trước đây, các làng ở Thiệu Minh cũ đều có tổ chức các Hội làng truyền thống, như các cụ cao niên kể lại, các làng đều tổ chức rước Thành hoàng làng từ đình, nghè ra nơi tế lễ, sau khi lễ hội kết thúc lại rước Thành Hoàng về. Khi tổ chức các trò chơi thì kết chạ, mời các làng lân cận để thi các trò chơi, trò diễn. Làng Ngò (làng Đồng Chí ngày nay) còn nổi tiếng với trò chơi Pháo trong hội làng (pháo Ngò, trò Chuộc). Tuy nhiên qua chiến tranh, qua năm tháng các lễ hội truyền thống đều đã bị thất truyền. Ngày nay các làng khôi phục lại hội làng nhưng trên danh nghĩa và tinh thần của hội làng văn hoá.

Hội làng văn hoá được chia làm hai phần: phần Lễ ngoài nhân dân trong làng còn mời đông đủ đại biểu các cấp đến dự; tóm tắt báo cáo hoạt động của làng trong những năm qua; công bố các danh hiệu, các phần thưởng của cấp trên đối với làng (nếu có). Phần hội thường được tổ chức một đêm văn nghệ quần chúng (trước ngày tổ chức lễ hoặc tối cùng ngày tổ chức lễ); tổ chức thi đấu thể thao như bóng chuyền, bóng đá; các trò chơi trò diễn như kéo co, bắt chạch trong chum, bịt mắt bắt vịt, nhảy bao bố, bịt mắt đập lợn nhựa v.v...

Năm nay, Hội làng văn hoá được khôi phục, làng Đồng Chí tổ chức vào ngày Mùng 4, 5 Tết, làng Đồng Thanh tổ chức vào ngày Mùng 5, 6 Tết, làng Đồng Minh tổ chức vào ngày Mùng 6, 7 Tết. Sau 3 năm bị trì hoãn do dịch bệnh covid – 19, hội làng có nhiều nội dung hơn, cả 3 làng Đồng Chí, Đồng Minh, Đồng Thanh đều gắn với công bố Quyết định và trao phần thưởng thôn đạt Nông thôn mới Kiểu mẫu, thôn Đồng Chí thêm nội dung ra mắt cuốn Lịch sử làng giai đoạn 1925 - 2020. Qua thời gian bị trì hoãn và niềm vui thôn kiểu mẫu, năm nay hội làng như vui hơn, đông đủ hơn. Con em trong làng, con em xa quê, các hội đồng hương đều về dự. Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện, các đồng chí trong ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảng bộ xã, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ, các đoàn thể, cán bộ công chức, bí thư, trưởng thôn, hiệu trưởng các nhà trường, trạm trưởng y tế đều về dự đầy đủ ở các thôn.

Tại buổi lễ, đại diện ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện công bố Quyết định công nhận các thôn đạt Nông thôn mới kiểu mẫu, lãnh đạo địa phương phát biểu ý kiến ghi nhận thành tích và chỉ đạo định hướng việc xây dựng nông thôn mới cho các thôn trong những năm tới, đồng thời đại diện Ban Chỉ đạo huyện, Ban Chỉ đạo xã tặng lẵng hoa và quà 300 triệu cho mỗi thôn (bao gồm tỉnh 100 triệu, huyện 100 triệu, xã 100 triệu).

Nắm bắt tư tưởng của nhân dân sau lễ hội, tất cả đều vui vẻ, phấn khởi, mong muốn hội làng nên được tổ chức thường xuyên; tính đoàn kết cộng đồng được nâng lên; một số nét văn hoá truyền thống bắt đầu được khôi phục và tái hiện (như phần chúc văn tế thành hoàng làng); có nhiều xóm, nhiều người trước đây còn e dè, chưa dám tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ thì nay tổ chức hội làng đều hăng hái, nhiệt tình tham gia. Ngoài việc trực tiếp tham gia và cổ vũ cho các nội dung trong hội làng, bà con nhân dân, con em xa quê cũng hăng hái đóng góp vật chất cho lễ hội, người nhiều thì vài trăm nghìn, người ít thì vài chục. Tổng kết hội làng xuân Quý Mão – 2023 ở các làng (thôn) trong xã, các thôn đều thu được khoản đóng góp vượt với việc chi cho hội làng.

Như vậy, việc tổ chức Hội làng văn hoá đầu xuân vừa là hoạt động thiết yếu để nhìn lại mọi hoạt động của làng trong năm qua, định hướng công việc của làng trong năm tới; vừa bảo tồn phát huy và dần khôi phục được các giá trị văn hoá đã bị thất truyền, là nơi để nhân dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hoá; đặc biệt là phát huy được tính tự hào, tự tôn, tính cố kết cộng đồng cùng nhau đoàn kết xây dựng làng xóm, quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.

Thiết nghĩ Hội làng văn hoá đầu xuân ở các thôn làng nên được nhân rộng và phát huy.

Trần Cảnh

Một số hình ảnh về hoạt động lễ hội ở Minh Tâm

z4071022162448_7defcff8f9769afdf3cc68566e154d98.jpg


z4071062696391_2594b58433117bb78827e02b08003388.jpg


z4071065511959_78f76851322daf441e796e0d6b8108e5.jpg


z4072360888660_867794a6e592aacfd3031106f2e473c4.jpg


z4072360897678_e141a30d41629df6aafdbd397215d39c.jpg


z4072324308403_3d41f8a6e629ab6697ede2d924b87589.jpg

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT